Sơn chống thấm ngày nay đã không còn quá xa lạ với phần lớn nhà thầu và thợ thi công, nó thường được ưu tiên sử dụng trong mọi công trình lớn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều gia chủ vẫn chưa quen với khái niệm hoặc kết cấu và hiệu quả mà vật liệu này mang lại. Sơn chống thấm ngày nay đã không còn quá xa lạ với phần lớn nhà thầu và thợ thi công, nó thường được ưu tiên sử dụng trong mọi công trình lớn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều gia chủ vẫn chưa quen với khái niệm hoặc kết cấu và hiệu quả mà vật liệu này mang lại.
Tìm hiểu về sơn chống thấm?
Được cấu tạo từ các gốc kỵ nước với khả năng phản ứng đóng rắn với xi măng rất cao, sơn chống thấm được phân tán trong môi trường nước nên dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong các mao quản bề mặt lớp vữa, bê tông. Đồng thời đóng rắn chặt lại, biết hết toàn bộ các lỗ trống bằng các gốc kỵ nước, tạo nên một bề mặt vững chắc và có độ bền cao theo thời gian.
Phương pháp ngăn chặn sự thấm dột được thực hiện khá dễ dàng đối với nhiều bề mặt khác nhau kể cả những công trình có nhiều chi tiết phức tạp. Một ưu điểm khá thú vị khiến nhiều gia chủ quyết định sử dụng chất chống thấm để bảo vệ cho ngôi nhà của mình là nó không gây ô nhiễm môi trường, đơn giản, dễ sử dụng và mang lại hiệu cao cho người dùng.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng sơn chống thấm sẽ rất đa dạng về màu sắc như các loại sơn thông thường khác nhưng thật sự không phải là như thế! Về cấu tạo, nó là một dạng hóa chất dạng lỏng, không màu, khi tiến hành thi công nó sẽ được pha với xi mặt để tạo thành hỗn hợp màu xám, được trét trực tiếp lên các bề mặt như tường, sàn nhà.
Sơn chống thấm được sử dụng nhiều ở các công trình khác nhau, nhưng trong xây dựng thì nó mang lại hiệu quả tốt nhất khi thi công trên các bề mặt cả trong và ngoài trời. Chính vì vậy các hộ gia đình thường sử dụng vật liệu chống thấm trên bề mặt sàn, tường và cực kỳ hiệu quả đối với những nơi là xi măng và bê tông,…như bể bơi, sân thượng, nhà vệ sinh, bể nước, hầm nhà.